Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
Thông tin cần biết
TTCB
Sự trùng lặp hi hữu: có thêm cặp cá thể “sán xơ mít” xấu số
Ngày cập nhật 08/05/2020

Anh Ngô Đức C…46 tuổi, trú ở thôn 10, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thất thần vì không tin nỗi khi chính mắt mình nhìn thấy “cặp cá thể Sán xơ mít” đang ở trong ruột của mình được xổ ra ngoài nhưng vẫn còn sống và quấn lại với nhau. Anh và người nhà không tin vào mắt mình...

 

Cuộc sống mưu sinh, vất vả ở nước Lào, tiền công làm việc của anh là nguồn thu nhập chính của gia đình, nên anh luôn cần cù chịu khó làm việc, ít để ý đến sức khỏe của mình. Nhưng khi thấy cơ thể mình ngày một gầy và nhợt nhạt, thỉnh thoảng hoa mắt, chóng mặt và phát hiện ở hậu môn có những đốt sán màu vàng mỡ gà tựa cái xơ mít cứ thường xuyên chui ra ngoài quần nên anh rất lo lắng. Vốn dĩ vừa bận công việc vừa ngại nên anh không dám tâm sự một ai. Ngày qua ngày, đốt sán bò ra ngày một nhiều hơn, anh càng hoang man thêm, sức khỏe giảm sút trầm trọng và anh quyết định về quê chữa bệnh. Qua hỏi thăm nhiều người quen đã từng bị nhiễm sán xơ mít, anh đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế khám và điều trị.

Anh nhập viện ngày 05/05/2020, tại phòng số 02, khoa Nội- Nhi, được BS Lê Công Danh thăm khám. Qua thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng được chẩn đoán xác định: Nhiễm Sán dây (gọi là sán xơ mít). Sáng ngày 06/06/2020, Bác sĩ Danh chỉ định xổ sán xơ mít theo phác đồ điều trị. Lúc 11 giờ 15 phút, người nhà bệnh nhân hốt hoảng báo đã đi cầu và ra sán rất nhiều. Bác sĩ điều trị cùng điều dưỡng bệnh phòng đã có mặt kịp thời để phân tích mẫu sán, không ngờ phát hiện có hai cá thể sán cùng một lúc trong cơ thể của bệnh nhân, chiều dài mỗi con khoảng gần 10m. Bệnh nhân và người nhà như không tin vào mắt mình khi thấy hai cá thể sán trong cơ thể người dài đến như vậy.

Điều ngẫu nhiên, cách đây một năm (năm 2019) cũng tại phòng số 02 này, bệnh nhân Lê Viết K… trú ở Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cũng được xổ sán và ra cùng một lúc hai cá thể sán xơ mít.

Sán Xơ mít (tên khoa học: Taenia): Là một chi sán kí sinh, chúng được gọi là sán dây hay sán xơ mít (vì hình dạng trông giống xơ của trái mít), cơ thể của chúng chia thành nhiều đốt nhỏ. Trong YHCT, loài kí sinh này còn được gọi là Bạch thốn trùng hay Bách thốn trùng. Nó có chiều dài và có vòng đời lâu nhất trong các loại kí sinh đường ruột, có nhiều con có chiều dài hơn 15m và vòng đời sống liên tục hơn 10 năm trong ruột người. Chính vì vậy, người bị nhiễm sán xơ mít ngoài việc phát hiện có nhiều đốt sán bò ra khỏi hậu môn, cơ thể thường biểu hiện hội chứng thiếu máu như: da niêm mạc nhợt nhạt, hồi hộp, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt...

Lời khuyên của bác sĩ:

- Để phòng ngừa sự lây lan của các loại kí sinh trùng nói chung và sán xơ mít nói riêng: Chúng ta phải thực hiện ăn chín, uống chín (nước đã được đun sôi), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Không nên ăn các loại thịt như bò tái, bò nhúng hoặc các loại rau không đảm bảo vệ sinh về thực phẩm.

- Đối với bệnh nhân đã được xổ khỏi sán xơ mít: Ăn uống bồi dưỡng để lấy lại sức khỏe, đồng thời tái khám khi trong cơ thể có những dấu hiệu bất thường liên quan.

Tin, Ảnh: BS Lê Công Danh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Bản đồ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 1.146.074
Truy cập hiện tại: 19

Chung nhan Tin Nhiem Mang